Mường Khương: Tập trung sản xuất các cây trồng vụ đông góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Vụ Đông năm 2021, huyện Mường Khương có kế hoạch thực hiện 160 ha. Hiện
nay, các địa phương đang triển khai thực hiện các cây trồng vụ Đông theo kế hoạch
đề ra.
Đông năm 2021, huyện Mường Khương có kế hoạch thực hiện 160 ha
Với mục tiêu sản xuất các loại cây trồng vụ Đông theo hướng
thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao giá trị thu nhập
trên một đơn vị diện tích canh tác, ngay từ tháng 9/2021, UBND huyện Mường
Khương đã ban hành Kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2021. Theo đó, năm nay, huyện
có kế hoạch gieo trồng 160 ha cây trồng các loại. Trong đó diện tích cây ngô
đông: 40ha tập trung chủ yếu tại các xã vùng thấp, sử dụng giống ngắn ngày.
Khoai tây: 14 ha, tại các xã Bản Lầu, Bản
Xen, Lùng Vai, Thanh Bình, Tung Chung Phố, Nấm Lư và thị trấn Mường Khương.
Khoai lang: 06 ha, tại các xã Bản
Lầu, Bản Xen, Lùng Vai, Thanh Bình. Cây rau các loại: 100 ha, đây là cây
có thời gian sinh trưởng ngắn có thể canh tác được nhiều lứa/vụ. Đến nay đã thu
hoạch 58ha, năng suất bình quân đạt 120 tạ/ ha, sản lượng đạt 696 tấn.
Diện tích
cây ngô đông: 40ha tập trung chủ yếu tại các xã vùng thấp, sử dụng giống ngắn
ngày
Bà con
đang tiến hành đã thu hoạch rau bắp cải
Để thực hiện đạt kế hoạch sản xuất, UBND huyện đã đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất từ quy
mô nhỏ lẻ sang quy mô hợp tác xã, tổ hợp tác. Các địa phương phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan chuyên môn hỗ trợ người dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất. Ngành Nông nghiệp hướng dẫn nông dân
gieo trồng bảo đảm khung thời vụ đối với từng loại cây trồng; thực hiện tốt các
biện pháp kỹ thuật từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch; áp dụng đồng bộ
các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; tăng cường
cơ giới hóa trong các khâu canh tác, giảm tối đa chi phí đầu vào trong sản
xuất. Bố trí cơ cấu giống hợp lý cho từng vùng sản xuất, khuyến cáo người dân
sử dụng các giống có năng suất, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh,
phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của địa phương.
Đối với cây rau các loại, hướng dẫn người dân áp dụng
các biện pháp canh tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ tồn chất hóa học; tăng cường sử dụng các
loại phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học… Thời điểm này,
các loại rau màu như: Bắp cải, su hào, rau mùi, đậu, đỗ… đã được người dân
trồng, chăm sóc, và đã cho thu hoạch, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện
cuộc sống cho người dân. Cây rau được trồng ở hầu hết các địa phương trên
địa bàn huyện song nhiều nhất vẫn ở thị trấn Mường Khương và các xã Nấm
Lư, Pha Long, Bản Lầu, Bản Sen … Trong đó, riêng địa bàn thị trấn Mường Khương,
một số hộ dân đã duy trì diện tích trồng rau quanh năm mang lại nguồn thu nhập
khá. Theo các hộ dân, việc trồng rau ngay từ đầu vụ thuận lợi trong tiêu thụ và
giá rau thường cao hơn nên lợi nhuận thu được sẽ tăng. Đối với các loại cây
trồng như khoai tây, rau cải, Bắp cải… chủ yếu trồng trên diện tích đất ruộng,
người dân triển khai trồng ngay sau khi thu hoạch lúa Mùa sớm.

Thị
trấn Mường Khương, một số hộ dân đã duy trì diện tích trồng rau quanh năm mang
lại nguồn thu nhập khá
Tập trung sản xuất các loại cây trồng vụ Đông theo
hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó tăng hiệu quả kinh
tế. Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã
chú trọng hỗ trợ người dân liên kết bao tiêu một số sản phẩm để người dân yên
tâm sản xuất, qua đó nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện
tích canh tác và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đưa sản xuất vụ Đông
trở thành một trong vụ sản xuất đem lại thu nhập cho người nông dân.