Cây chè Góp phần nâng cao hiệu quà trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện vùng cao biên giới Mường Khương

Những đồi chè xanh mướt nhìn từ trên cao
Cây chè bén
duyên với vùng đất vùng cao Mường Khương từ những năm 70 của Thế kỷ trước theo
chủ trương của Đảng, nhà nước ta về xây dựng vùng kinh tế mới. Kể từ khi cây
chè có mặt tại đây, các vùng đất hoang sơ nhất cũng đã nhanh chóng trở thành
những đồi chè xanh ngút ngàn. Giờ đây, không chỉ là cây thoát nghèo, chè còn
trở thành loại cây làm giàu cho bà con các dân tộc địa phương. Là một trong những huyện có diện tích
chè lớn của tỉnh Lào Cai, chính vì thế cây chè đã và đang đóng góp một phần
không nhỏ vào nền kinh tế - xã hội của huyện nhà, đặc biệt là những vùng nông
thôn; góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và thực hiện tốt chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nơi đây. Hiện
toàn huyện Mường Khương có tổng diện
tích chè tập trung là 4.055 ha trong đó chè kinh doanh trên 2.586 ha, chè kiển thiết cơ bản gần 1.500 ha, chè trồng mới 860 ha, năng suất bình quân 87 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 6 tháng đầu năm đạt trên 10.200 tấn, giá trị sản lượng đạt gần 72 tỷ đồng.
Những
năm qua huyện Mường Khương xác định xây dựng vùng chè nguyên liệu chất lượng
cao, coi cây chè là loại cây công nghiệp chủ lực đem lại nguồn thu nhập lâu dài
và ổn định xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Với chủ trương này,
ngay từ đầu huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn chuyển
giao kỹ thuật cho các hộ nông dân trồng chè, khuyến khích hộ trồng chè bằng các
chính sách vay ưu đãi phân bón, thuốc trừ sâu, tạo điều kiện mở đường và lập
các trạm thu mua, thực hiện cơ chế mua và thanh toán nhanh dứt điểm đối với
nông dân nên tạo được tâm lý phấn khởi cho người trồng chè. Thấy trồng chè chỉ
đầu tư một lần mà có thu hoạch lâu dài, nhất là triển vọng đầu ra ổn định, được
giá, đặc biệt là trồng chè giống mới chất lượng cao và chăm sóc theo khoa học
thì năng suất có thể gấp nhiều lần trồng các cây khác trên cùng đơn vị diện
tích đã kích thích nhiều hộ dân mạnh dạn tham gia vào dự án phát triển vùng chè
nguyên liệu chất lượng cao của huyện.

Chè được trồng nhiều tại các xã Bản Sen, Bản Lầu, Lùng Vai, Thanh Bình
Những năm qua nhờ làm tốt công tác chỉ
đạo, tuyên truyền vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông
nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây chè đã chó thấy lợi ích lớn lao từ cây chè
đem lại. Góp phần giúp người dân địa phương có nguồn thu nhập ổn định, từng bước
vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất vùng cao. Minh
chứng rõ nét nhất đó hàng nghìn hộ nông dân tại các xã Bản Lầu, Bản Xen, Lùng
Vai, Thanh Bình có thu nhập ổn định, hộ thấp cũng cho thu từ 3 - 5 triệu
đồng/tháng, hộ nhiều từ 20 - 30 triệu đồng/tháng từ việc trồng chè. Gia đình Bà
Trần Thị Cúc - Thôn Na Phả - xã Bản Xen là một điển hình. Với hơn 1 ha chè
Tuyết Shan trên 20 năm tuổi được chăm sóc chu đáo hàng tháng cho gia đình Bà
thu hàng chục triệu đồng. Nếu như những năm 2015 trở về trước
người ta chỉ có thấy những đồi chè xanh mướt tại các xã vùng thấp. Thì giờ đây
chè còn được trồng và phát triển tại các xã vùng cao như Nấm Lư, Lùng Khấu
Nhin, Cao Sơn, Tả Thàng... góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo
tại địa phương. Gia đình Anh Sùng Lẳng - Thôn Pa Cheo Phìn A - xã Cao Sơn là
một trong những hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng ngô kém
hiệu quả sang trồng chè. Năm 2018, gia đình anh Lằng nhận trồng hơn 0,6 ha chè
chất lượng cao Ô long. Được hỗ trợ về giống, cùng sự hướng dẫn tận tình, chu
đáo của cán bộ khuyến nông xã về kỹ thuật trồng, chăm sóc do đó diện tích chè
của gia đình anh sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ chè năm nay giá thu mua lên
cao, nương chè được gần 4 năm tuổi của anh được trồng, đốn tỉa và chăm sóc đúng
kỹ thuật do đó cho thu hoạch 10 ngày một lứa, với giá bán bán bình quân 12. 000
- 13.000 đồng/kg chè búp tươi, trung bình mỗi tháng anh thu 6-7 triệu đồng.
Chè giờ đây không chỉ được trồng nhiều tại các xã vùng thấp, mờ đã được trồng và phát triển tại một số xã khó khăn như Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, Tả Thàng
Có lợi nhuận, các hộ đã dồn hết công
sức, vốn vào trồng và chăm sóc chè, nhờ đó chất lượng và năng suất chè càng
tăng lên rõ rệt. Cùng với thành công trong việc nâng cao năng suất, chất lượng
đồi chè, việc triển khai kế hoạch trồng mới mở rộng vùng nguyên liệu chè của
địa phương cũng được các hộ nhân dân tham gia rất sôi nổi. Hiện nay xã Cao
Sơn có trên 241 ha diện tích chè chủ yếu là các giống chè Ô long, chè Shan. Những
năm qua cây chè thực sự là một cây trồng chủ lực, cứu cánh cho các hộ dân, đặc
biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn có thêm nguồn thu nhập cho gia
đình. Thấy được lợi ích đem lại từ cây chè năm 2022 cấp ủy, chính quyền xã Cao
Sơn đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, cán bộ được giao phụ trách các thôn
trực tiếp xuống các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân
dân tiếp tục chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang
trồng cây chè. Theo kế hoạch năm nay toàn xã Cao Sơn sẽ trồng 40 ha. Thời điểm
hiện tại bà con nông dân đã đăng ký trồng 65 ha, vượt trên 160% so kế hoạch.
Hiện nay nhân dân đã tiến hành xong phần đào rạch, chuẩn bị các điều kiện cho
việc trồng chè.
Việc
trồng và phát triển diện tích chè của địa phương cũng tương đối thuận lợi do
khâu tiêu thụ từ các nhà máy đứng chân trên địa bàn, tạo điều kiện cho các hộ
dân có đầu ra ổn định. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất chè đều đang xuất khẩu
thuận lợi. Thị trường xuất khẩu chè của huyện Mường Khương chủ yếu là Pakistan,
Đài Loan và Nga, với giá bán bình quân khoảnh 2,1 - 2,2 đô la Mỹ/kg. Để có khâu
tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi thuận lợi cho người dân. Các nhà máy, các doanh
nghiệp đã có những liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến thời điểm hiện tại, trên
địa bàn huyện có 06 tổ chức, cá nhân liên kết tiêu thụ toàn bộ sản phẩm chè búp
tươi cho nhân dân chế biến ra các phân khúc sản phẩm khác nhau phục vụ thị
trường nội tiêu, xuất khẩu. Điển hình là Công ty cổ phần chè Thanh Bình, Hợp
tác xã chè Mường Khương, Cơ sở Tạ Đức Phương đều có công suất thiết kế 80 tấn
chè búp tươi/ngày, nhu cầu nguyên liệu khoảng 10.000 tấn chè búp tươi (chè
shan)/năm; sản phẩm sau chế biến là chè xanh xuất khẩu đi thị trường Trung đông,
Trung Quốc. Công ty TNHHMTV Mường Hoa: Công suất 6 tấn chè búp tươi/ngày, nhu
cầu 900 tấn chè búp tười (chè Kim tuyên)/năm. Sản phẩm sau chế biến là chè ô
long xuất khẩu đi Đài Loan. Công ty cổ phần chè Cao Sơn: Công suất thiết kế 10
tấn chè búp tươi/ngày, nhu cầu 1.500 tấn chè búp tươi (chè shan, kim
tuyên)/năm. Sản phẩm sau chế biến là các loại chè xanh phục vụ thị trường nội
tiêu. Công ty cổ phần trà Tiên Thiên: Chuyên sản xuất các sản phẩm trà cao cấp
như: bạch trà, hồng trà ... xuất khẩu đi châu âu và phân khúc cao cấp của thị
trường nội tiêu. Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi cổ thụ.
Ngoài ra tại các xã vùng thấp, công ty cổ phần chè Phong Hải cũng bao tiêu
khoảng 5.000 tấn chè búp tươi/năm. Như vây, tổng nhu cầu nguyên liêu của 6 nhà máy
và công ty chè Phong Hải khoảng 38 nghìn tấn/năm. Hiện tại vùng nguyên liệu chè
của huyện cung cấp khoảng 22 nghìn tấn
(đáp ứng khoảng 60% nhu cầu nghuyên liệu của các nhà máy). Với những thuận lợi
và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi của bà con, đã tạo niềm tin, phấn
khởi đối với nhân dân các dân tộc địa phương, không chỉ góp phần nâng cao thu
nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân, mà qua đó giúp cho các địa phương xác
định các cây trồng chủ lực, nâng cao giá trị kinh tế, xóa đói giảm nghèo địa
phương.

Đảng, Nhà nước hỗ trợ giống chè cho bà con
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng chè cho bà con
Hệ thống dây truyền sản xuất chè không ngừng được nâng cấp, cải tiến kỹ thuật đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc sản xuất chè chất lượng cao tại địa phương
Để thực hiện
hiệu quả xây dựng vùng chè nguyên liệu đạt chất lượng thời gian tới huyện Mường
Khương tập trung vào việc chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh vận động người dân
trồng cải tạo thay thế chè già cỗi bằng các giống chè mới cho nắng suất và chất
lượng cao. Đối với các diện tích chè nằm trong vùng quy hoạch chè nguyên liệu
cho các nhà máy, người dân đã thực hiện tốt việc chăm sóc cũng như áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh diện tích chè hiện có để phát triển
vùng chè. Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện làm tốt công tác phối hợp với các ngành chuyên môn thường xuyên
tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn người dân đầu tư chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái chè đúng kỹ thuật đảm bảo năng suất, chất lượng
sản phẩm. Qua đó, giúp cho người dân vùng cao Mường Khương tăng thêm nguồn thu
nhập từ cây chè, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Hàng năm tổ chức thành lập các Đoàn tham quan những mô hình, gương điển hình tiên tiến làm giàu từ cây chè
Với
định hướng đúng đắn của cấp ủy, chính quyền địa phương, cây chè đã và đang trở
thành cây trồng chủ lực, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững
của huyện Mường Khương. Cây chè đã và đang mang đến cho người dân vùng cao nơi
đây thêm những mùa xuân mới ấm no, hạnh phúc.