Thành công từ mô hình nuôi lợn đen bản địa
17/09/2022
Trong những năm qua, từ sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức Hội cùng sự nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế của bà con nông dân. Thanh Bình đã có nhiều tấm gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi có mức thu nhập cao, ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống. Mô hình nuôi lợn đen bản địa của gia đình Ông Trương Văn An - Thôn Nậm Pản là một ví dụ điển hình.

Ông Trương Văn An - Thôn Nậm Pản - Thành công từ chăn nuôi lợn đen bản địa
Khi nhắc đến gia đình Ông Trương Văn
An, bà con trong thôn đều cảm phục bởi ý chí và sự cần cù trong lao động, sự
chia sẻ, giúp đỡ của ông với mọi người. Khởi đầu lập nghiệp, do hoàn cảnh khó
khăn, Ông luôn chịu khó với công việc ruộng nương nhưng đời sống vật chất vẫn
khó khăn, thiếu thốn. Không bằng lòng với cuộc sống chỉ đủ ăn, với sự cố gắng,
nỗ lực của bản thân, sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp Hội . Năm 2010 cùng với
số vốn dành dụm của gia đình, Ông An đã mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân
hàng CSXH huyện đầu tư xây chuồng trại, chăn nuôi lợn đen bản địa và lợn nái.
Trong quá trình chăn nuôi, Ông luôn học hỏi kinh nghiệm, đồng thời áp dụng khoa
học kỹ thuật, các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên đàn lợn của gia đình Ông
phát triển ổn định. Điều đặc biệt trong khu chăn nuôi lợn đen của gia đình Ông
đó là việc tuân thủ tuyệt đối trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật
nuôi. Bất kể khách hàng, người ngoài, người trong gia đình khi đi tiếp xúc với
môi trường ngoài xã hội có nhu cầu vào khu chăn nuôi đều phải mặc quần áo bảo
hộ, tiến hành khử khuẩn. Do đó với thâm niên trong chăn nuôi gần như gia đình
ông không bị thiệt hại bởi dịch bệnh.


Mô hình Ông tuyên thủ tuyệt đối trong công tác phòng chống dịch bệnh
Sau gần 20 năm chăn nuôi lợn đen bản
địa với việc cho ăn theo lối truyền thống chỉ ăn cám, bống rượu. Đàn lợn nhà
ông khách hàng trong và ngoài huyện ưa chuộng bởi thịt thơm, ngon. Hiện gia
đình Ông An đang có tổng số 7 con lợn Nái, trên 45 con lợn thịt, trên 30 con
lợn sữa. Nhìn chung trong chuồng nhà ông thường dao động từ 70 - trên 100 con
lợn đen các loại, mỗi năm cho xuất chuồng từ 2 - 3 lứa lợn, thu về hàng trăm
triệu đồng. Ngoài ra, gia đình anh còn chủ động trồng thêm chuối, sắn, ngô làm
thức ăn cho lợn, do đó giảm được rất nhiều chi phí đầu vào.
Gia đình Ông An cho lợn ăn theo lối truyền thống do đó đàn lợn nhà ông luôn được khách hàng trong và ngoài huyện ưa chuộng bởi thịt thơm, ngon
Cùng với các cây trồng chủ lực, Thanh Bình đang lựa
chọn giống lợn đen bản địa là 1 trong những con vật nuôi chủ lực để tập trung
phát triển tạo thành sản phẩm hàng hóa theo Nghị quyết 10 của BTV Tỉnh ủy Lào
Cai và Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ
xã về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa. Từ việc chủ động về
nguồn giống, kỹ thuật chăn nuôi, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Thanh Bình đã
thành công khi chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô gia trại. Hướng đi này đã và đang
giúp bà con nông dân trên địa bàn nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp
phần tích cực trong công tác xây dựng NTM tại địa phương.
Kim Huệ - Tùng Lâm - Trung tâm Văn hóa, thể thao – Truyền thông huyện Mường Khương (5)