Theo thông tin từ Trung tâm y tế Huyện Mường Khương, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn huyện có hơn 11.500 ca mắc Covid-19, trong đó số ca khỏi là 11.539 ca, đến thời điểm hiện tại mỗi ngày mắc trung bình 2 đến 3 ca, một tuần trung bình có khoảng 10 ca mắc Covid-19. Đến nay tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng và bệnh nhân nặng nhập viện gần đây tăng trên cả nước và ở huyện Mường Khương tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại.

Nguyên
nhân là do thời gian gần đây, một bộ phận người dân chủ quan, lơ là, mất cảnh
giác trong phòng, chống dịch. Cùng với đó, là nguy cơ suy giảm khả năng bảo vệ
của vắc-xin theo thời gian, song một số người ngần ngại, thậm chí né tránh tiêm
vắc-xin do đã mắc bệnh hoặc thấy tình trạng bệnh nhẹ khi mắc nên không muốn
tiếp tục tiêm vắc-xin. Thực tế cho thấy, kết quả tiêm vắc-xin đã góp phần quan
trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh, nhất là giảm thiểu tình trạng bệnh chuyển
nặng, nhập viện và tử vong, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế -
xã hội. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là tại địa các địa
phương, cơ quan, đơn vị dẫn đến tiến độ tiêm vắc-xin ở một số địa phương chưa
đảm bảo kế hoạch. Tính đến ngày 5/10/2022, tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên
đã tiêm mũi 1 đạt 99,94%; mũi 2 đạt 101,87%; mũi nhắc lại lần 2 đạt 94,97%. Tỷ
lệ trẻ em từ 12 đến 18 tuổi mũi 1 đạt 100%, mũi 2 đạt 96,99%. Tỷ lệ trẻ em từ 5
đến dưới 12 tuổi mũi 1 đạt 96,42%, mũi 2 đạt 81,55%.

Trước tình hình trên, nhằm bảo vệ và
duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch trong thời gian qua, tạo điều kiện
tập trung phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, Huyện uỷ, UBND huyện
chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện thực hiện quyết liệt các biện
pháp phòng, chống dịch, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19; tập trung chỉ đạo tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ
5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Trung
tâm văn hoá thông tin thể thao, truyền thông huyện, UBND các xã, thị trấn tăng
cường công tác thông tin, tuyên truyền nhất là tuyên truyền qua hệ thống loa
truyền thanh xã, để người dân nâng cao ý thức tự giác, có trách nhiệm với chính
mình, gia đình và cộng đồng trong việc phòng, chống dịch. Trong đó chú
trọng tuyên truyền, khuyến cáo tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả phòng chống
dịch: xét nghiệm, cách ly, điều trị và các giải pháp phòng chống dịch.
Quán
triệt tư tưởng ‘thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để
thúc đẩy phục hồi kinh tế nhanh và bền vững”; “đặt sức khỏe, tính mạng của
người dân lên trên hết, trước hết để hành động”; “phòng bệnh hơn chữa bệnh,
phòng bệnh từ xa, từ sớm, ngay từ cơ sở”. Tuyên truyền, vận động người dân chủ
động đi tiêm vắc-xin khi đến thời hạn tiêm; tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa dịch
bệnh là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân. Huyện chỉ đạo
triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà,
rà từng người” để thông tin cho người dân đi tiêm vắc-xin đảm bảo đạt
tỷ lệ bao phủ cao nhất, sớm nhất; không bỏ sót người đủ điều kiện tiêm mà không
được tiêm vắc-xin, nhất là các đối tượng có nguy cơ cao, có bệnh nền.

Trung
tâm y tế huyện theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, kịp thời thực hiện
các hướng dẫn về chuyên môn và tham mưu biện pháp phòng, chống dịch. Nâng cao
năng lực giám sát dịch tễ, năng lực đánh giá, phân tích, dự báo tình hình và
thường xuyên cập nhật, đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn huyện. Trung tâm y tế huyện
chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục bám sát diễn biến dịch bệnh COVID-19,
chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, huyện; rà soát, cập nhật kịch bản,
chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế... sẵn sàng ứng
phó cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Chỉ đạo các cơ sở y tế tuyến xã
rà soát chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ điều trị COVID-19
tại đơn vị để sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra theo nguyên
tắc “4 tại chỗ”; bảo đảm người dân có thể tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm
nhất, ngay tại cơ sở; phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời. Tăng
cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh
lây lan rộng.