Định hướng phát triển du lịch Mường Khương

Mường Khương là huyện vùng cao có cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, núi non trùng điệp, có nhiều hệ thống hang động, thác nước như Hang Hàm Rồng (TT Mường Khương), hang Na Măng (Pha Long), hang Nấm Oọc (Nấm Lư), hang Séo Tủng (Tung Chung Phố), hang Ngựa Thần (Tả Ngài Chồ), thác cây 2, Núi cô tiên, núi pháo đài (TT Mường Khương), thác Văng Leng, Páo Tủng (Tung Chung Phố), thác Na Pao (Bản Lầu) trong đó phải nói đến Hang động Hàm Rồng và hang động Na Măng đã được Bộ Văn hoá xếp hạng “Di tích danh thắng cấp quốc gia”.

       Ngoài tài nguyên thiên nhiên, huyện còn có tài nguyên nhân văn đa dạng như: Các di sản văn hóa để phục vụ phát triển du lịch đã từng bước được khôi phục (phục dựng) như Lễ hội “Gầu tào” của đồng bào dân tộc H’Mông, Lễ “Tạ ơn trâu” (Tết Sử Giề Pà) của người Bố Y; Nghệ thuật tranh cắt giấy Nghề “Chàng Slaw” của dân tộc Nùng Dín; Lễ “Cúng rừng” (Mủ đẳng mai) của cộng đồng các dân tộc; Trống trong nghi lễ của người H’Mông; Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Pa Dí; Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Nùng Dín.Mỗi dân tộc trên địa bàn có những nét đẹp khác nhau điều này đã tạo nên văn hóa của đồng bào các dân tộc Mường Khương độc đáo và rực rỡ sắc màu. Có thể khẳng định, văn hóa của đồng bào các dân tộc Mường Khương độc đáo từ ngôn ngữ, phong tục, tập quán, trang phục đến lễ hội, kiến trúc nhà cửa, ẩm thực… được nhiều người, nhiều nơi biết đến. Đặc biệt, những món ăn đặc sản nổi tiếng của Mường Khương như: Cơm Séng cù, lạp sườn, thịt treo, Rượu Cốc ngù, tương ớt, thịt lợn cắp nách, Thắng cố ngựa Mường Khương… đã làm nức lòng du khách thập phương khi đến Mường Khương. Mường Khương còn có các vùng trồng nguyên liệu, các sản phẩm nông nghiệp tập trung như: Chè, chuối, dứa, quýt... tạo nên các sản phẩm đa dạng phong phú và là điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn. Để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ Nhân dân trao đổi mua bán hàng hóa, mạng lưới chợ phiên đã được hình thành; từ đó, giúp cho các sản phẩm nông sản của địa phương được tiêu thụ dễ dàng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các chợ vùng biên như: Chợ trung tâm huyện, Bản Lầu, Lùng Vai, Pha Long... Tất cả đều mang nét đặc trưng vùng cao, là nơi hội tụ các hoạt động văn hóa truyền thống, là điều kiện phát triển du lịch cộng đồng các dân tộc. Theo định hướng phát triển du lịch sinh thái - văn hoá, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh trên cơ sở khai thác các nguồn tiềm năng sẵn có của địa phương vì vậy công tác quy hoạch phát triển du lịch đã được quan tâm, các điểm du lịch địa phương đã được khảo sát và mở mới và đã được UBND tỉnh công nhận. Đặc biệt trong năm 2021, 2022 để phát triển du lịch tâm linh huyện Mường Khương đã thu hút đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (đầu tư bảo tồn, tôn tạo song Đền Mẫu Sảng Chải) và tổ chức quảng bá và giới thiệu di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh - Đền Mẫu Sảng Chải, Tổ dân phố Sảng Chải, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, (Nhà bia tưởng niệm 49 chiến sỹ Trung đoàn 148 đã hy sinh trong cuộc tiễu phỉ chống pháp năm 1950) để phục vụ phát triển du lịch tâm linh. Tiến hành đầu tư Cột cờ trên đỉnh núi Cô tiên, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương Tổng lượng khách du lịch đến địa bàn bình quân mỗi năm đạt trên 10.000 lượt khách/ năm. Năm 2022 khách du lịch đến với Mường Khương đạt trên 14.000 lượt khách, doanh thu đạt 9 tỷ đồng. Mường Khương đã và đang tập trung xây dựng làng văn hóa truyền thống dân tộc Nùng tại thôn Văng Leng xã Tung Chung Phố để từng bước được bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn, lưu giữ, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, dân ca dân vũ tạo không khí vui tươi phấn khởi, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân. Các làng nghề truyền thống như đan lát, thêu dệt thổ cẩm, để phục vụ phát triển du lịch sinh thái - văn hoá du lịch cộng đồng gắn với các sản phẩm nông nghiệp được hình thành. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn như: vùng chè, vùng quýt, vùng chuối, vùng dứa,... được đầu tư quy hoạch thành vùng chuyên canh hàng hóa tập trung từ đó tạo nên các sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng phong phú. Phát huy mạng lưới chợ phiên để trao đổi hàng hoá nông sản, thổ cẩm và các vật dụng thiết yếu, ẩm thực của địa phương để phục vụ khách du lịch. Tiềm năng phát triển du lịch huyện Mường Khương rất khả quan, đặc biệt nếu có sự kết hợp chặt chẽ với tuyến du lịch của các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và thành phố Lào Cai… thì sẽ là một tuyến du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách. Để khai thác các sản phẩm của địa phương phục vụ và phát triển du lịch thì các dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch đã được các cấp, các ngành quan tâm xong còn đơn điệu, chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng của địa phương. Cơ sở hạ tầng về du lịch còn hạn chế, các điểm du lịch chưa được đầu tư khai thác. Dịch vụ nhà hàng, khách sạn quy mô lớn, khu vui chơi giải trí chưa có, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Do vậy Du lịch Mường Khương vẫn ở dạng tiềm năng và triển vọng là chủ yếu, chưa trở thành một ngành kinh tế độc lập mang lại nhiều lợi ích như một số địa phương khác. Mường khương có thể phát triển du lịch sinh thái kết hợp văn hóa, du lịch công đồng, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch biên giới, du lịch khám phá hang động, không thể tách Mường Khương ra khỏi không gian đầy tiềm năng.

Quan điểm phát triển du lịch của huyện

Tập trung vào những thế mạnh của địa phương để huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch. Xây dựng làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Mường Khương, Lấy dân tộc Bố Y làm trung tâm, bên cạnh đó xây dựng các làng văn hóa người mông tại các xã Cao sơn La Pan Tẩn, Làng Văn hóa dân tộc Nùng tại thôn Văng Leng xã Tung Chung Phố để từng bước bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, bên cạnh đó lưu giữ, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, dân ca dân vũ tạo không khí vui tươi phấn khởi, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.Tiếp tục phát triển mạnh mạng lưới chợ phiên để trao đổi hàng hoá nông sản, thổ cẩm và các vật dụng thiết yếu, ẩm thực của địa phương để phục vụ khách du lịch. Khảo sát chuẩn bị các phương án xây dựng mô hình du lịch sinh thái - homestay tại các xã có cảnh quan thiên nhiên đẹp.Duy trì hoạt động của các tuyến điểm du lịch đã được công nhận trên địa bàn huyện và tập trung phát triển các loại hình du lịch như; Du lịch tâm linh, du lịch sông chảy, du lịch trải nghiệm đường biên giới, du lịch khám phá các bản làng, du lịch ẩm thực, du lịch nông nghiệp...

Giải pháp, phát triển du lịch

Huyện Mường Khương xác định để thu hút đầu tư vào địa bàn huyện trước tiên cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch. Để thu hút đầu tư hàng năm huyện sẽ chủ động xây dựng các danh mục dự án kêu gọi đầu tư gửi Sở Du lịch, Trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh nhằm kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này.Tiếp tục đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh, sở Du lịch tỉnh có những ưu tiên, tập trung nguồn lực, kêu gọi những nhà đầu tư có đủ tầm, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch hỗ trợ, đầu tư để phát triển du lịch cho huyện, cần đưa huyện vào khung chiến lược phát triển chung của tỉnh, tránh việc chỉ tập trung phát triển cho các điểm du lịch đã có sẵn.Tập trung các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, các điểm check-in, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, homstay và các bến bãi…Cần thức dậy tiềm năng nguồn tài nguyên, vị thế, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đầy triển vọng trên địa bàn các huyện huyện để trong một tương lai gần du lịch thực sự trở thành một ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho các huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Thác Páo Tủng (Văng Leng)

Động Na Măng xã Pha Long

Lễ hội Gầu Tào Pha Long

Múa Ngựa giấy

Đền mẫu Sảng Chải

Nhà bia tưởng niệm 49 chiến sỹ Trung đoàn 148 đã hy sinh trong cuộc tiễu phỉ chống pháp năm 1950

Hồ Hảo
1 2 
Văn bản mới
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập