Xuất khẩu lao động: Cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số xã La Pan Tẩn thoát nghèo
    Vài năm trước, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn xã vùng cao La Pan Tẩn gặp nhiều khó khăn một phần do nhận thức không muốn thoát ly đi làm ăn xa của người dân. 

Ngay cả khi được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ về “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững” thì việc thu hút người dân đi xuất khẩu lao động ở xã vùng cao này cũng không hề thuận lợi. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay công tác xuất khẩu lao động nơi đây bước đầu đã có tín hiệu vui khi số lượng người đăng ký đi tăng hơn so các năm trước, hiệu quả từ XKLĐ mang lại ngày càng rõ nét.

anh tin bai

Cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ lợi ích của việc tích cực tham gia XKLĐ

    Gia đình chị Thào Tra – Thôn Cu Ty Chải là một hộ nghèo, nhà chị có 6 khẩu với 4 thế hệ cùng chung sống trong ngôi nhà gỗ đã xuống cấp. Cuộc sống ngày qua ngày trông chờ vào ruộng ngô, ruộng lúa, nên cuộc sống còn khó khăn. Sau khi được sự tuyên truyền, vận động của cán bộ xã về lợi ích đem lại từ việc đi xuất khẩu lao động. Vợ chồng chị đã bàn bạc, quyết tâm đăng ký để được đi. Chồng chị là anh Giàng Nhà đã xuất cảnh sang thị trường Đài Loan từ ngày 15/5 vừa qua. Đến nay đã đi được hơn 1 tháng với công việc chính là làm công nhân xây dựng. Chị Tra chia sẻ: Mới đi và làm thử việc được thời gian ngắn nhưng chồng chị đã được thanh toán 15 ngày lương được tổng số tiền 17 triệu. Đây thực sự là một số tiền mà bao đời nay gia đình chưa từng nghĩ có thể kiếm được nhanh chóng trong thời gian ngắn ngủi như vậy.

anh tin bai 

Người thân của các hộ có người tham gia XKLĐ từ thị trường Đài Loan phấn khởi chia sẻ hình ảnh đang làm việc và kết quả công sức thu hái được

Còn anh Giàng Pao – Thôn Mường Lum với kiến thức học hết bậc THPT anh cũng đã đi làm thuê tại một số địa phương trong tỉnh xong thu nhập không cao. Khi được thôn tuyên truyền, cùng với một số gia đình trong thôn có người đi xuất khẩu lao động đã gửi tiền về cho gia đình đã tạo động lực để anh quyết tâm tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài.  La Pan Tẩn là một trong 10 xã của tỉnh Lào Cai có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn trên 75%. Có 4 dân tộc cùng chung sống trong đó dân tộc Mông chiếm đa số, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy, việc đi XKLĐ ở nước ngoài được xem là một giải pháp để cải thiện cuộc sống gia đình. Từ tháng 1 năm 2023 đến nay toàn xã có 6 người xuất khẩu lao động tại thị trường Hàn Quốc, 10 công dân đi lao động tại Đài Loan trong tổng số 23 hồ sơ đăng ký. Có được kết quả như vậy là do nhiều người dân đã tự ý thức được hiệu quả từ XKLĐ mang lại làm thay đổi cuộc sống từng ngày. Nhìn vào những gia đình có người thân đang làm việc ở nước ngoài gửi tiền về xây dựng nhà cửa và phát triển kinh tế nên nhiều thanh niên trong xã cũng quyết định xuất cảnh. Những kết quả bước đầu là tín hiệu vui chứng tỏ công tác XKLĐ ở xã vùng cao thuộc diện có tỷ lệ nghèo cao nhất tỉnh Lào Cai đang có sức lan tỏa, tạo thành phong trào rộng khắp.

  anh tin bai

Người dân La Pan Tẩn phấn khởi nhận được tiền gửi của người tham đi XKLĐ chia sẻ niềm vui với lãnh đạo địa phương

    Có thể thấy rằng những thanh niên nghèo đặc biệt là thành niên vùng dân tộc thiểu số quyết định đi XKLĐ khi trở về không chỉ có cuộc sống tốt hơn mà còn giàu kỹ năng, kiến thức, nhưng cái được lớn nhất chính là họ đã thay đổi được tư duy cũ, đem tư duy mới trong sản xuất, kinh doanh về để phát triển kinh tế gia đình, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

Kim Huệ - Văn Phà - Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện (4)
1 2 3 4 5 
Văn bản mới
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập