Mường Khương làm việc với đoàn công tác Hiệp hội ẩm thực Nhật Bản tại Việt Nam
       Ngày 2/10/2024, huyện Mường Khương đã đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hiệp hội ẩm thực Nhật Bản tại Việt Nam. Tham dự làm việc có Ông Matsuo Tomoyuki – Chủ tịch Hiệp hội; Đồng chí Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện; Lãnh đạo Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh.

anh tin bai

Toàn cảnh buổi làm việc

anh tin bai

Đồng chí Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu

         Tại chương trình, lãnh đạo huyện Mường Khương đã thông tin với đoàn công tác về đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện. Đặc biệt là tình hình phát triển cây Tam giác mạch trên địa bàn.Theo đó, Cây Tam giác mạch là cây lương thực được người dân địa phương trồng từ lâu đời vào khoảng từ những năm 90 của thế kỷ trước. Diện tích chủ yếu tập trung tại Tả Ngài Chồ, Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu. Sản phẩm chủ yếu thu hoạch lấy hạt làm lương thực, mang tính tự cung tự cấp, không có sản phẩm bán làm hàng hóa. Do hiệu quả kinh tế thấp nên từ những năm 2002 trở lại đây, diện tích cây Tam giác mạch giảm mạnh. Người dân chuyển đổi sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.

anh tin bai

Ông Matsuo Tomoyuki – Chủ tịch Hiệp hội ẩm thực Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu

    Đại diện đoàn công tác Hiệp hội ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam cũng làm rõ thêm về lợi ích kinh tế từ cây tam giác mạch. Đối với ẩm thực Nhật Bản thì đây là loại cây để chế biến ra sản phẩm mì Soba.

anh tin bai

Lãnh đạo huyện Mường Khương tặng quà cho đoàn công tác  

anh tin bai

Sau buổi làm việc đoàn đã đi khảo sát một số địa điểm trên địa bàn huyện

         Một vụ tam giác mạch chỉ mất 3 tháng kể từ khi gieo tới lúc thu hoạch. Chính vì vậy, với yếu tố thời tiết và thổ nhưỡng khí hậu phù hợp, loại cây trồng này hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống của người dân vùng cao.

Cao Chung
1 2 3 4 5  ... 
Văn bản mới
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập