Không chỉ là những đơn vị thu mua, chế biến lượng lớn chè búp tươi cho bà con. Mà còn góp phần duy trì sản xuất ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Với những thuận lợi và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi của bà con, HTX chè Mường Khương thời gian qua đã tạo niềm tin, phấn khởi đối với nhân dân các dân tộc địa phương, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân, mà qua đó giúp cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xác định các cây trồng chủ lực, nâng cao giá trị kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ khi có HTX chè Mường Khương hoạt động trên địa bàn không chỉ giúp cho địa phương tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi được thuận lợi hơn. Mà đây con là nơi giải quyết hàng chục cho lao động các xã có việc làm, thu nhập ổn định.
Đội chè xã Thanh Bình nhìn từ trên cao
Là đơn vị đang thực hiện rất tốt chuỗi liên kết với nông dân. Trong những năm qua Hợp tác xã Chè Mường Khương mỗi năm thu mua trên 10.000 tấn chè búp tươi, chiếm khoảng 30% sản lượng vùng chè của toàn huyện. Theo ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Chè Mường Khương cho biết, Hợp tác xã đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, Hội Nông dân, các tổ, hội nghề nghiệp để nâng cao chất lượng chè búp tươi; mở rộng vùng nguyên liệu theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, đảm bảo làm ăn lâu dài. (Ảnh dưới)
Từng bươn chải nhiều nghề để kiếm sống nhưng thu nhập bấp bênh, song từ khi vào làm tại Hợp tác xã sản xuất chè Bản Sen, anh Nguyễn Văn Thành, ở thôn Na Phả, xã Bản Sen không chỉ có việc làm ổn định, thu nhập khá, mà vẫn có thời gian dành cho gia đình.
Cùng với đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, thiết bị máy móc đồng bộ, đảm bảo tạo ra sản phẩm chè chất lượng, hợp tác xã đang tập trung sản xuất một số sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến chè hữu cơ gắn với gia tăng giá trị cho người trồng chè. Sau gần 5 năm thành lập, hợp tác xã chè Bản Sen đã thu mua hàng nghìn tấn chè búp tươi cho nông dân địa phương; tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động chính thức và gần 30 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân từ 5 - 10 triệu đồng/người/tháng.
Song song với các nhà máy xuất hiện tại các xã vùng thấp thì tại các xã khu vực Cao Sơn cũng có các Nhà mày, HTX thu mua và chế biến chè cho bà con. Sau thời gian dài nghỉ kinh doanh và từ đầu tháng 1 năm 2024 đi vào hoạt động trở lại. Công ty cổ phần chè Cao Sơn đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với sự đoàn kết quyết tâm cao của tập thể cán bộ, công nhân lao động, công ty đã không ngừng tìm tòi hướng đi riêng, từng bước tháo gỡ khó khăn đảm bảo ổn định việc làm, đời sống cho người lao động, huy động nhiều nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè Cao Sơn, đưa sản phẩm chè xanh vươn xa ra thị trường ngoài nước...
Tính đến trung tuần tháng 11.2024, Công ty Cổ phần chè Cao Sơn đã thu mua, chế biến, tiêu thụ trên 15 tấn chè thành phẩm, tương đương khoảng trên 100 tấn chè búp tươi; đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng; giải quyết công ăn, việc làm ổn định cho 6 lao động tại doanh nghiệp và tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ lúc cao điểm thu hái, chế biến chè.
Những diện tích chè của các xã Cao Sơn, La Pan Tẩn và xã Tả Thàng được Công ty yêu cầu không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hoá học. Đặc biệt với sự hoạt động trở lại của Công ty cổ phần chè Cao Sơn không chỉ giúp cho địa phương tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi được thuận lợi hơn. Mà đây con là nơi giải quyết hàng chục cho lao động các xã có việc làm, thu nhập ổn định.
Công ty cổ phần chè Coa Sơn giải quyết được nhiều lao động địa phương có việc làm ổn định
Hiện nay tất cả các doanh nghiệp sản xuất chè đều đang xuất khẩu thuận lợi. Thị trường xuất khẩu chè của huyện Mường Khương chủ yếu là Pakistan, Đài Loan và Nga, với giá bán bình quân khoảng 2,1 - 2,2 đô la Mỹ/kg. Để có khâu tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi thuận lợi cho người dân. Các nhà máy, các doanh nghiệp đã có những liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện có 07 tổ chức, cá nhân liên kết tiêu thụ toàn bộ sản phẩm chè búp tươi cho nhân dân chế biến ra các phân khúc sản phẩm khác nhau phục vụ thị trường nội tiêu, xuất khẩu. Điển hình là Công ty cổ phần chè Thanh Bình, Hợp tác xã chè Mường Khương, Cơ sở Tạ Đức Phương đều có công suất thiết kế 80 tấn chè búp tươi/ngày, nhu cầu nguyên liệu khoảng 10.000 tấn chè búp tươi (chè shan)/năm; sản phẩm sau chế biến là chè xanh xuất khẩu đi thị trường Trung đông, Trung Quốc. Công ty TNHHMTV Mường Hoa: Công suất 6 tấn chè búp tươi/ngày, nhu cầu 900 tấn chè búp tười (chè Kim tuyên)/năm. Sản phẩm sau chế biến là chè ô long xuất khẩu đi Đài Loan. Công ty cổ phần chè Cao Sơn: Công suất thiết kế 10 tấn chè búp tươi/ngày, nhu cầu 1.500 tấn chè búp tươi (chè shan, kim tuyên)/năm. Sản phẩm sau chế biến là các loại chè xanh phục vụ thị trường nội tiêu. Công ty cổ phần trà Tiên Thiên: Chuyên sản xuất các sản phẩm trà cao cấp như: bạch trà, hồng trà ... xuất khẩu đi Châu Âu và phân khúc cao cấp của thị trường nội tiêu. Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi cổ thụ.
Rõ ràng, sự xuất hiện của các Nhà máy, HTX chè trên địa bàn huyện Mường Khương đang ngày càng khẳng định được vai trò trong tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Các HTX cũng đã phát huy được hiệu quả hoạt động gắn với sản phẩm đặc trưng của địa phương; đồng thời thay đổi tư duy, cách làm, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác để mang lại hiệu quả kinh tế cho thành viên, góp phần làm thay đổi căn bản đời sống của người dân.
Cây chè không chỉ giúp người dân có thu nhập mà trở thành vùng nguyên liệu chè búp cung cấp cho các Nhà máy chế biến chè trong và ngoài huyện
Để tiếp tục phát huy vai trò của mô hình kinh tế tập thể trong tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt ở các xã khó khăn, các Nhà máy, HTX cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất quy mô lớn; xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn an toàn; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho lao động, thành viên; thí điểm hỗ trợ đưa lao động trẻ, có trình độ đại học về làm việc tại HTX.