Trung tâm DVNN huyện Mường Khương chú trọng công tác hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái chè cho bà con
 Xác định cây chè là một trong những cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế, đảm bảo cuộc sống cho người dân. 

    Những năm qua để tiếp tục cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Cùng với các cơ quan chuyên môn của huyện Mường Khương. Trung tâm DVNN huyện đã chú trọng công tác hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái chè cho bà con.    

anh tin bai

Diện tích cây chè được chăm sóc phát triển tốt tại xã Thanh Bình

    Là một hộ có gần 0,8 ha chè Ô long. Chị Sùng Dí – Thôn Pa Cheo Phìn A cho biết: Chè là loại cây có tác dụng chống xói mòn đất rất tốt, lại là mô hình canh tác bền vững trên đất dốc và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên chị đã lựa chọn cây Chè để phát triển kinh tế để từng bước làm giàu cho gia đình. Hàng năm gia đình chị thu hái được gần 10 tạ búp, với thu nhập trên 100 triệu đồng. Sau mỗi lần thu hái những lứa chè gia đình chị cũng chú trọng tới việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh gây hại sao cho búp chè tươi tốt, năng suất, chất lượng cao.

anh tin bai

Gia đình chị Sùng Dí – Thôn Pa Cheo Phìn A, xã Cao Sơn tích cực chăm sóc diện tích chè của gia đình

    Những năm qua để đảm bảo năng xuất cũng như sản lượng đã đề ra, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn chủ động phối hợp tổ chức cho nhân dân đăng ký mở rộng diện tích trồng mới, vấn đề cung ứng giống, hướng dẫn nhân dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè. Triển khai chính sách hỗ trợ cho các hộ tham gia trồng mới đảm bảo đúng, đủ. Đối với diện tích đang cho thu hoạch, để cây Chè đạt cả năng xuất và sản lượng, ngay sau khi bà con thu hoạch xong các diện tích, đội ngũ cán bộ khuyến nông xã đã trực tiếp xuống các thôn, bản, hộ gia đình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con tập trung đốn tỉa, làm cỏ, chăm sóc đúng quy trình kĩ thuật, chủ động bón phân bằng các loại phân hữu cơ, hạn chế tối đa các loại phân vô cơ và phun thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt. 

anh tin bai
anh tin bai 

Trung tâm DVNN huyện tích cực bám nắm cơ sở, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao, năng suất, sản lượng chè trong toàn huyện

    Hiện toàn huyện Mường Khương có tổng diện tích chè tập trung trên 5.450 ha trong đó: Chè kinh doanh 3.071 ha; chè kiến thiết cơ bản 1.844 ha. Từ vùng chè lớn như vậy, Mường Khương đã coi cây chè là loại cây công nghiệp chủ lực đem lại nguồn thu nhập lâu dài và ổn định xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Với chủ trương này, ngay từ đầu huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nông dân trồng chè, khuyến khích hộ trồng chè bằng các chính sách vay ưu đãi phân bón, thuốc trừ sâu, tạo điều kiện mở đường và lập các trạm thu mua, thực hiện cơ chế mua và thanh toán nhanh dứt điểm đối với nông dân nên tạo được tâm lý phấn khởi cho người trồng chè. Bên cạnh đó, các ngành chuyên môn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn người dân đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái chè đúng kỹ thuật đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm. Qua đó, giúp cho người dân vùng cao Mường Khương tăng thêm nguồn thu nhập từ cây chè, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. 

    Từ việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, chế biến, sản xuất chè, mô hình kinh tế của các hộ gia đình trồng chè cho năng suất chất lượng cao không chỉ góp phần tăng thu nhập mà đã trở thành điểm đến của rất nhiều hộ dân khác đến tham quan học hỏi kinh nghiệm.

anh tin bai 

Nhiều hộ nông dân huyện Mường Khương có thu nhập ổn định từ cây chè

     Có thể thấy, cây chè đã khẳng định vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn ở huyện Mường Khương. Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung bảo vệ các diện tích chè hiện có, tổ chức thực hiện việc trồng mới; trồng thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Cùng đó, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung tại các địa phương cụ thể, liên kết, gắn với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trên địa bàn; hỗ trợ các đơn vị chế biến xây dựng vùng nguyên liệu. Đồng thời, hướng dẫn người trồng chè áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng chè búp tươi. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập của người trồng chè.

Kim Huệ - Hán Hiền
1 2 3 4 5  ... 
Văn bản mới
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập