Mô hình nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao

    Trong nhiều năm qua, nhiều nông dân ở xã Bản Sen, huyện Mường Khương đã biết phát huy diện tích mặt nước tập trung vào nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó mô hình nuôi cá của gia đình Ông Trần Văn Quý - Thôn Na Vai - xã Bản Sen được coi là một điển hình. Từ 0,5 ha mặt nước chăn nuôi cá các loại, mỗi năm gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng. 

    Sau những trăn trở về bài toán phát triển kinh tế gia đình, năm 1996, Ông Quý đã quyết định chuyển một số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao, thả cá. Mới đầu không có kỹ thuật, kinh nghiêm trong chăm sóc, phát triển chăn nuôi, Ông Quý đã gặp rất nhiều khó khăn và không ít lần thất bại. Tuy nhiên với ý chí không ngừng học hỏi, vượt qua khó khăn, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Sau nhiều năm tích lũy được kinh nghiệm cộng với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng thủy sản. Đến nay gia đình ông Quý đã có thu nhập đáng kể từ chăn nuôi thủy sản. Với diện tích mặt được trên 0,5 ha chủ yếu thả các loại cá trắm đen,cá chép, cá trôi và một loại cá được coi có giá trị tương đối cao là Cá sấu hỏa tiến đã đem thu nhập về cho gia đình từ 150 - 200 triệu đồng mỗi năm. 

Mô hình được xã Bản Sen chú trọng và nhân rộng trên địa bàn

    Có thể nói mô hình chăn nuôi thủy sản của Ông Quý đã nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự giúp đỡ về khoa học kỹ thuật của cán bộ khuyến nông huyện Mường Khương nên gia đình ông  đã áp dụng  tốt kiến thức khoa học vào chăn nuôi, phòng bệnh cho các loại cá hiệu quả. Thức ăn cho cá chủ yếu là cám và cỏ voi không tốn kém lắm. Việc tiêu thụ cá thương phẩm cũng tương đối thuận lợi. 

 

 

Với diện tích mặt được trên 0,5 ha chủ yếu thả các loại cá trắm đen, cá chép, cá trôi và một loại cá được coi có giá trị tương đối cao là Cá sấu hỏa tiến đã đem thu nhập về cho gia đình từ 150 - 200 triệu đồng mỗi năm

    Từ một hộ gia đình khó khăn, nay đã trở thành một hộ có kinh tế khá ở địa phương, đó chính là thành quả cho ý chí, nghị lực và những sự cố gắng không biết mệt mỏi của gia đình ông Qúy. Có thể nói, mô hình phát triển kinh tế gia đình bằng nuôi trồng thủy sản là một mô hình hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện nguồn lao động của bà con nông dân ở xã Bản Sen nói riêng và nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện nói chung. Mô hình này là một trong những hướng đi đúng đắn, hiệu quả giúp cho nhiều hộ nông dân có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội ở địa phương.

Kim Huệ - Văn Phà - Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện (3)
1 2 3 4 
Văn bản mới
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 41
  • Hôm nay: 1,071
  • Trong tuần: 1,071
  • Tất cả: 2,840,178
Đăng nhập