‘‘Cầm tay chỉ việc’’ dạy nghề cho nông dân

Những năm gần đây, các lớp dậy nghề trên địa bàn huyện Mường Khương đã đổi mới về cách làm, việc dạy nghề không còn chung chung mà thay vào đó là những lớp nghề gắn với thực tiễn cuộc sống; đảm bảo người lao động sau khi học nghề song có thể vận dụng ngay tại địa phương. Hiện lớp dạy nghề trồng và chế biến chè tại thôn Văng Leng xã Tung Chung Phố là một ví dụ.

          Lớp trồng và chế biến chè tại thôn Văng Leng xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương hiện có 35 học viên tham gia lớp học, đây là các học viên trong độ tuổi lao động, có những chị dù con nhỏ những vẫn nhiệt tình tham gia học. Việc kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành được giáo viên đưa đến cho học viên, nội dung học cũng ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với địa hình canh tác của địa phương. Trong đó, giáo viên chú trọng nhiều đến việc thực hành; các kỹ thuật về trồng, chăm sóc, bón phân và thu hái chè sao cho hiệu quả; học viên được thực hành ngay tại nương chè, những vấn đề chưa hiểu kịp thời được giải đáp.

anh tin bai

Giáo viên hướng dẫn cách thu hái chè đúng kỹ thuật

     Là một học viên trong lớp, gia đình có hơn 400 gốc chè Tuyết Shan đang trong độ tuổi cho thu hái, anh Nghề Thái Chin thôn Văng Leng vẫn nhiệt tình tham gia lớp học, bởi anh muốn nâng cao hơn những kiến thức về trồng và chế biến chè. Trước đây anh cũng trồng chè nhưng tự học hỏi là chính nay có giáo viên đúng chuyên môn về nông nghiệp đã cho anh những kiến thức hữu ích để anh có thể áp dụng vào nương chè của gia đình, làm sao được năng suất, sản lượng cao hơn. Anh Chin chia sẻ: ‘‘Tham gia lớp nghề anh cảm thấy rất hiệu quả, bản thân anh nắm được nhiều kỹ thuật về trồng, chăm sóc chè. Từ đó giúp anh áp dụng vào phát triển kinh tế của gia đình’’.

anh tin bai

Học viên lớp dậy nghề được thực hành cách trồng chè đúng kỹ thuật 

     Nắm bắt được tâm lý và nguyện vọng của người dân để học viên dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức nhất nên nội dung học cũng được các giáo viên biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với bà con và bà con sau khi học song có thể áp dụng ngay vào gia đình; mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Cô Dương Thị Thanh Hương – Giảng viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai cho biết ‘‘Lớp học nghề về trồng và chế biến chè diễn ra trong 2 tháng. Các học viên nhiệt tình tham gia lớp học. Kiến thức được cô truyền đạt tới bà con ngắn gọn, dễ hiểu, kết hợp học lý thuyết và thực hành, trong đó tập trung nhiều vào thực hành ‘‘cầm tay chỉ việc’’ để người dân có thể vận dụng được ngay sau khi học’’.

anh tin bai

      Có thể thấy, những năm qua công tác lao động việc làm luôn được xã Tung Chung Phố quan tâm, thực hiện. Phối kết hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tư vấn, giới thiệu đến người lao động về thị trường lao động chính ngạch, các thị trường xuất khẩu ổn định. Địa phương cũng gắn các lớp dậy nghề phù hợp với sản xuất của địa phương như trồng chè, qua đây giúp người dân nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Các lớp nghề cũng giúp địa phương đẩy mạnh phát triển cây chè tại địa phương, cây trồng chủ lực và gắn thực hiện Nghị quyết 10 của BTV Tỉnh uỷ.

anh tin bai

      Việc các lớp nghề theo hình thức ‘‘cầm tay chỉ việc’’ đang được huyện Mường Khương đẩy mạnh, bởi tính hiệu quả mà nó mang lại. Mong rằng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều lớp nghề để người dân có thêm nhiều ngành nghề lựa chọn, góp phần nâng cao thu nhập.

Mỹ Anh
1 2 3 4 5 
Văn bản mới
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập